Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong ngành Chế biến thực phẩm tại Nhật
Chế biến thực phẩm luôn là ngành thu hút đông đảo thực tập sinh, người lao động Việt Nam lựa chọn khi làm việc tại Nhật Bản. Nhu cầu tuyển dụng lớn, thu nhập ổn định, môi trường làm việc hiện đại & sạch sẽ… là những lý do chính khiến ngành này hút lao động.
Và để yên tâm làm việc, người lao động hãy ghi nhớ và áp dụng các lưu ý sau đây để đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động khi làm việc trong ngành chế biến thực phẩm nhé!
1. 3 kiểu tai nạn lao động thường xảy ra
Theo điều tra của Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO), khi làm việc ngành chế biến thực phẩm có 3 kiểu tai nạn thường xảy ra, chiếm khoảng 90% trong số toàn bộ các tai nạn lao động, cụ thể gồm:
Bị đứt, bị xước tay: Khoảng 40%
Rất nhiều trường hợp bị thương nhẹ như bị thương ở tay và ngón tay. Và đây là kiểu tai nạn có tần suất xảy ra rất phổ biến. Việc nay cũng ảnh hưởng cả đến vấn đề vệ sinh của thực phẩm.
Vậy nên, hãy chú ý sử dụng các đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay và sử dụng các dụng cụ như dao đúng cách, theo quy định đã được hướng dẫn.
Bị kẹp, bị quấn vào: Khoảng 30%
Tai nạn này thường xảy ra khi người lao động muốn lấy rác hoặc nguyên liệu mắc ở trong máy nhưng lại cho tay vào mà không dừng máy lại, hoặc chế độ an toàn của máy đã bị ngừng lại.
Cũng có trường hợp để lại vết xước nặng như đứt tay, đứt ngón tay, gãy xương hoặc các di chứng khác.
Để phòng tránh, các bạn hãy tuân thủ quy trình làm việc do công ty quy định, chú ý không tùy tiện tháo lắp bộ phận an toàn…
Bị lộn ngào, ngã, bị rơi xuống dưới: Khoảng 20%
Thực tập sinh, người lao động sẽ dễ bị trượt ngã trên mặt sàn dính nước, dầu ăn hay đá hoặc bị ngã do dẫm vào vật gì đó.
Cũng có trường hợp bị đập vào người hoặc đầu dẫn đến bị chấn thương nặng.
Hãy tuân thủ đúng quy trình dọn dẹp vệ sinh do công ty quy định. Ngoài ra, hãy đảm bảo không gian của mặt sàn hay đường đi nơi mọi người thường xuyên qua lại, đặt để và sắp xếp đồ vật gọn gàng.
*Ngoài ra, còn xảy ra các tai nạn lao động khác như bị bỏng khi sử dụng dược ohaamr hay khi rửa máy hơi nước
2. Tại sao lại xảy ra tai nạn lao động?
“Hành vi không an toàn” của người lao động nếu kết hợp với “điều kiện không an toàn” của thiết bị máy móc hay môi trường làm việc thì sẽ xảy ra tai nạn. Và nhiều trường hợp sẽ dẫn đến tai nạn lao động, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của người lao động.
3. Cách phòng tránh tai nạn lao động
Khi các bạn bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng ngành chế biến thực phẩm tại Nhật, các xí nghiệp sẽ đào tạo các bạn về:
- Cách sử dụng đúng đồng phục làm việc, dụng cụ bảo hộ
- Vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp và dọn dẹp gọn gàng khu vực làm việc
- Luôn xác nhận kĩ càng xem có gì bất thường trong máy móc, dụng cụ khi bắt đầu công việc
- Xác nhận chỗ nguy hiểm trên máy móc là ở đâu, quy trình sử dụng như thế nào để không tiếp xúc với những chỗ nguy hiểm đó
- Cách xử lý khi có bất thường xảy ra
Vậy nên, hãy ghi nhớ và thực hiện đúng theo những gì bạn đã được hướng dẫn nhé!
4. Vệ sinh thực phẩm và hoạt động 5S
Nền tảng của vệ sinh thực phẩm là luôn phải giữ cho “sạch sẽ” (không có vi khuẩn), tiến hành công việc “nhanh gọn” (không gia tăng vi khuẩn).
Để thực hiện được việc này, việc không thể không làm đó là hoạt động 5S khi làm việc ngành chế biến thực phẩm:
Seiri – Sàng lọc: Phân loại vật dụng cần thiết và vật dụng không cần thiết, dọn dẹp những đồ dùng không cần thiết
Seiton – Sắp xếp: Quy định chỗ đặt những vật dụng cần thiết và đặt đúng chõ để khi cần có thể lấy ngay ra với số lượng đủ dùng. Sau khi sử dụng, đặt trở về đúng chỗ
Seiso – Sạch sẽ: Vệ sinh vết bẩn, rác ở khu vực làm việc hay trong thiết bị máy móc…
Seiketsu – Săn sóc: Luôn giữ nơi làm việc, thiết bị máy móc và cả đồng phục, cơ thể người lao động ở trạng thái sạch sẽ, không bị bẩn
Shitsuke – Sẵn sàng: Tạo cho bản thân thói quen tuân thủ quy trình làm việc do công ty quy định. Không có những hành vi tùy tiện như nghĩ rằng “thật phiền phức” hay “nếu làm theo cách của mình thì sẽ dễ làm hơn”…
Hoạt động 5S cũng góp phần bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của các bạn thông qua việc cải thiện môi trường làm việc nên hãy hiểu rõ về nó và thực hiện hàng ngày trong thực tiễn công viêc nhé!
5. Ghi nhớ những trải nghiệm và chia sẻ với mọi người
Dù chưa thành sự cố nhưng bạn đã có trải nghiệm do hấp tấp, không cẩn thận mà chút nữa đã bị đứt ngón tay, bị cuốn vào máy hay bị ngã chưa?
Nhất định hãy ghi nhớ, ghi chép cẩn thận để không quên và chia sẻ về “điều đã lắng nghe, trải nghiệm trực tiếp” của bạn với đồng nghiệp, cấp trên để góp phần phòng tránh tai nạn nhé!
Ngoài ra hãy chú ý và hiểu đúng ý nghĩa của các loại biển báo tại nơi làm việc để hạn chế các tại nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
Đặt lịch tư vấn
QUA ĐIỆN THOẠI
Vui lòng gọi qua số Hotline của Công ty:
028.6250.0248
Thời gian làm việc:
Thứ 2-6 từ 8:00 - 18:00 Thứ 7: 8:00 - 12:00